MIỄN PHÍ 7 NGÀY TRẢI NGHIỆM KÍNH ÁP TRÒNG BAN ĐÊM ORTHO K
Cập nhật lúc: 01/08/2020 1281
Cập nhật lúc: 01/08/2020 1281
1. Ortho-K là gì?
Orthok-K là phương pháp điều trị tật khúc xạ không cần phẫu thuật, bệnh nhân chỉ cần đeo kính áp tròng cứng thấm khí 7 đến 9 giờ mỗi đêm, kính đè nhẹ lên trung tâm giác mạc làm giảm độ khúc xạ, nhờ vậy sau khi thức dậy và tháo kính ra vào sáng hôm sau, bệnh nhân sẽ hết độ cận, nhìn rõ mà không cần phải đeo kính gọng.
Ngoài ra, kính còn có tác dụng làm chậm tăng độ ở trẻ em và thanh thiếu niên.
![]() |
|
2. Ortho-K có an toàn không? Tuy nhiên, Ortho-K cũng có những một vài nguy cơ nhỏ giống như các loại kính áp tròng khác. Nhưng với sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ và sự tuân thủ nghiêm túc của bệnh nhân về vấn đề vệ sinh, lịch tái khám thì những nguy cơ này là rất thấp. 3. Những ai thích hợp đeo kính Ortho-K? - Người bị tật khúc xạ (cận thị dưới 10 độ, viễn thị) không kèm hoặc kèm loạn thị từ 3 độ trở xuống. Trường hợp loạn thị cao sẽ được điều trị với kính Ortho-K có thiết kế đặc biệt. - Trẻ em đang tăng độ trong quá trình phát triển. - Trẻ em bị tật khúc xạ có thị lực chỉnh kính thấp - Người bị bất đồng khúc xạ khó đeo kính gọng đúng độ - Những người gặp khó khăn hoặc không thoải mái khi đeo kính gọng hoặc kính áp tròng thông thường vào ban ngày. - Những người chơi thể thao hoặc làm việc trong môi trường bụi bẩn. - Chưa đủ tuổi để phẫu thuật. - Không thích hợp hoặc không muốn phẫu thuật khúc xạ. 4. Đối tượng nào không thể điều trị Ortho-K– Viêm nhiễm bán phần trước nhãn cầu. – Các bệnh lý bán phần trước, bệnh hệ thống ảnh hưởng đến kết giác mạc. – Khô mắt. – Mắt dễ kích ứng… 5. Một số vấn đề có thể gặp sau khi đeo kính tiếp xúc ORTHO-K– Tùy thuộc vào độ khúc xạ ban đầu, trung bình từ 1 tuần đến 4 tuần để đạt thị lực tối đa (một số trường hợp cần nhiều hơn 4 tuần mới đạt được kết quả như mong muốn).– Khúc xạ dao động, thay đổi trong ngày (có nghĩa thị lực trong ngày dao động khi chưa đạt mức tối đa). – Vì trong các tuần đầu sau khi điều trị, thị lực còn dao động chưa đạt mức tối đa, tạm thời bệnh nhân có thể cần đeo kính gọng điều chỉnh độ khúc xạ để đạt được thị lực đủ rõ cho các hoạt động sinh hoạt thường ngày. – Một số trường hợp độ khúc xạ thấp, hiệu quả tốt, thị lực có thể đạt mức tối đa trong 2 đến 3 ngày. 6. Một số triệu chứng có thể gặp khi đeo kính Ortho-KKính tiếp xúc cứng cũng có một số nguy cơ nhỏ như kính tiếp xúc mềm, do vậy cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc vệ sinh, lịch tái khám theo dõi chặt chẽ của bác sĩ tại các bệnh viện mắt uy tín. Một số triệu chứng có thể gặp khi đeo kính Ortho-K: – Chảy nước mắt. – Mắt đỏ, cộm xốn. – Mắt có ghèn. – Khô mắt. – Nhạy cảm ánh sáng, nhìn mờ. Các triệu chứng thường tạm thời, có thể giảm hoặc hết hẳn sau khi điều trị thuốc. Nếu triệu chứng dai dẳng hoặc tái phát sau khi dùng kính điều trị có thể phải ngưng đeo kính Ortho-K. |