TẬT KHÚC XẠ VÀ CÁCH CHĂM SÓC MẮT
Cập nhật lúc: 25/09/2023 2672
Cập nhật lúc: 25/09/2023 2672
Nếu hình ảnh của vật không rơi đúng vào võng mạc do nguyên nhân nào đó khiến mắt không có khả năng hội tụ một cách chính xác những tia sáng đi vào mắt thì gọi là mắt có tật khúc xạ.
Tật khúc xạ là một rối loạn mắt phổ biến, xảy ra khi mắt không thể nhìn rõ ràng các hình ảnh từ thế giới bên ngoài. Hệ quả của các tật khúc xạ là mờ tầm nhìn, đôi khi làm thị lực suy yếu.
Có 3 loại tật khúc xạ phổ biến thường gặp sau:
Cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất ở người lớn và trẻ em, gây rối loạn chức năng thị giác, do nhãn cầu bị dài ra, tia sáng (dữ liệu hình ảnh) thay vì hội tụ tại đúng võng mạc thì nó lại hội tụ ở trước võng mạc khiến người bị cận thị chỉ có thể nhìn được những vật gần mắt mà không nhìn rõ vật ở xa.
Đối với mắt bị viễn thị, hình ảnh của vật hội tụ sau nhãn cầu. Do đó, mắt có thể nhìn rõ được vật ở xa nhưng thị lực nhìn gần lại kém. Nguyên nhân do trục nhãn cầu mắt quá ngắn khiến cho hình ảnh hội tụ phía sau võng mạc.
Là tình trạng giác mạc cong bất thường làm cho hình ảnh bị móp méo, hình ảnh hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc thay vì một điểm. Người mắc tật loạn thị không thể nhìn rõ vật, hình ảnh bị nhoè. Thông thường, loạn thị hay đi kèm với cận thị hoặc viễn thị.
Để mắt làm việc quá nhiều: Việc tập trung nhìn gần trong khoảng thời gian dài là một trong những nguyên nhân chính.
Thói quen sinh hoạt không đúng cách: Do tư thế ngồi học không đúng cách, học tập và làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, … đây là những thói quen khiến sức khỏe đôi mắt ngày càng xuống dốc.
Tiếp xúc quá nhiều nguồn sáng nhân tạo: Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, máy tính, ipad, … trở thành công cụ giúp học tập, làm việc và giải trí tiện lợi hơn. Nhưng chỉ cần tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử trên 3 giờ mỗi ngày, mắt sẽ có nguy cơ giảm thị lực 90%. Ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử mang năng lượng cao, tác động sâu vào đáy mắt gây tổn thương võng mạc, bên cạnh đó còn làm cho mắt bị áp lực khiến mắt mệt mỏi.
Xem thêm: 5 cách bảo vệ mắt cho dân văn phòng
Xem thêm: Bệnh nhược thị nguyên nhân và cách điều trị
Xem thêm: Bệnh đau mắt đỏ phổ biến nguyên nhân và cách điều trị
Không nhìn rõ các vật ở xa
Hay nheo mắt lại hoặc lại gần mới thấy rõ
Nhức đầu do mỏi mắt
Khó nhìn thấy khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm
Nháy mắt quá mức
Dụi mắt thường xuyên
Vùng nhìn bị chói hoặc bị quầng sáng
Nhìn đôi
Đảm bảo nơi làm việc và học tập đầy đủ ánh sáng. Nếu học ban đêm cần phải có ánh sáng phòng và đèn bàn, đèn phải có chụp phản chiếu. Chiếu từ phía sau, chiếu từ phía trên xuống, nghịch với bên tay thuận của người làm việc.
Kích thước của bàn, ghế phải phù hợp với chiều cao của từng người. Ngồi học đúng tư thế, không được cúi đầu gầm mặt, nghiêng đầu, áp má bên bàn học, luôn để mắt xa sách vở với khoảng cách thích hợp (tối đa khoảng 35cm).
Nên giảm mọi căng thẳng của mắt: Không sử dụng mắt làm việc quá lâu, hạn chế thời gian xem tivi, chơi games, nhìn máy vi tính, … không đọc sách có chữ quá nhỏ hay mờ, có hình ảnh lem nhem.
Cứ mỗi 20 phút làm việc và học tập nghỉ ngơi khoảng 3-5 phút. Không xem tivi ở khoảng cách gần, tránh ánh sáng phản xạ trực tiếp lên màn hình. Nếu ta có tật khúc xạ thì nên đeo kính khi xem tivi. Nên có chế độ ăn uống hợp lý, trong thức ăn cần có đủ tinh bột, đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất
Để chăm sóc tốt cho mắt khi có dấu hiệu lạ về mắt như nhìn thấy mờ hơn hoặc mỏi mắt nên đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa mắt để bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn.
Đeo kính gọng
Kính áp tròng đeo ban ngày
Kính áp tròng đeo ban đêm Ortho-K
Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ
Kết luận
Nên khám mắt định kỳ 6 tháng/1 lần để có thể phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về mắt. Tại Bệnh viện mắt Tây Nguyên đang áp dụng các phương pháp Đeo kính gọng, kính áp tròng ban đêm Ortho K và Phẫu thuật Femto Lasik trong điều trị tật khúc xạ.Trong đó phương pháp Phẫu thuật Femto Lasik được xem như giải pháp tối ưu nhất trong việc loại bỏ hoàn toàn tật khúc xạ cho người trên 18 tuổi.
Ngoài ra bệnh viện còn khám và điều trị các bệnh về mắt như: Đục thủy tinh thể, Glaucoma, Mộng thịt ...
Xem thêm bảng giá dịch vụ tại đây
Danh sách thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh Viện Mắt Tây Nguyên
Xem chi tiếtNgày 18/7/2024, Bộ Y tế công bố Bệnh viện mắt Tây Nguyên là Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Xem chi tiết