THỊ LỰC GIẢM DO DÙNG THUỐC NHỎ MẮT SAI CÁCH
Cập nhật lúc: 08/05/2018 2298
Cập nhật lúc: 08/05/2018 2298
Thuốc nhỏ mắt thường được nhiều người sử dụng, có tác dụng bảo vệ và nuôi dưỡng mắt, cải thiện tình trạng mỏi mắt, khô mắt cũng như phòng ngừa nhiều bệnh về mắt khác. Nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ giảm tác dụng, thậm chí lạm dụng thuốc nhỏ mắt sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị lực của người dùng.
+ Rửa sạch tay với xà phòng và nước trước khi nhỏ mắt.
+ Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc nhỏ mắt.
+ Sau khi mở lọ thuốc, ghi lên lọ ngày bạn mở nắp vì thuốc nhỏ mắt nên được sử dụng trong vòng 1 tháng sau khi mở.
+ Nếu thuốc ở dạng hỗn dịch, hãy lắc đều lọ thuốc trước khi nhỏ vào mắt.
+ Nghiêng đầu về phía sau và nhẹ nhàng kéo mi dưới và nhỏ 1 hoặc tối đa 2 giọt thuốc.
+ Sau khi mở nắp đặt nắp lọ ngược lên.
+ Sau khi nhỏ thuốc, day mũi, khóe mắt để thuốc không xuống họng qua đường mũi.
+ Sau khi nhỏ thuốc, nhắm mắt trong 10 giây, sau đó mở mắt và bắt đầu chớp mắt, khi bắt đầu nhìn bình thường, hãy trở lại hoạt động bình thường của bạn.
+ Giữ 5-10 phút trước khi nhỏ loại thuốc thứ 2 để tránh rửa trôi thuốc trước đó.
+ Nếu bạn cần dùng cả thuốc nhỏ và thuốc mỡ, trước tiên bạn nên dùng thuốc nhỏ, sau đó dùng thuốc mỡ và sau 2 giờ mới được nhỏ thuốc khác nếu cần.
+ Theo dõi liều sử dụng mỗi ngày.
+ Dùng đúng liều chỉ định của bác sĩ.
ĐỌC THÊM: CÁC LOẠI NƯỚC MẮT NHÂN TẠO TỐT NHẤT
+ Không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt khi mắt bị đỏ.
+ Khi nhỏ mắt, không để đầu lọ thuốc chạm vào mắt.
+ Không nhỏ thuốc lên tròng đen của mắt (giác mạc).
+ Không nhỏ thuốc khi dùng kính áp tròng.
+ Không nhỏ hai loại thuốc nhỏ mắt cùng lúc.
Hãy áp dụng kiến thức chúng tôi mang đến cho bạn để có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách mà không lo mắc phải những sai lầm không đáng có cho đôi mắt của bạn. Hãy đến với chúng tôi Bệnh Viện Mắt Tây Nguyên để thăm khám mắt định kỳ 6 tháng/ 1 lần.
Xem thêm bảng giá dịch vụ tại đây
Danh sách thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh Viện Mắt Tây Nguyên
Xem chi tiếtNgày 18/7/2024, Bộ Y tế công bố Bệnh viện mắt Tây Nguyên là Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Xem chi tiết