THỊ LỰC LÀ GÌ? QUY TRÌNH ĐO THỊ LỰC CÓ THỂ BẠN CẦN BIẾT?
Cập nhật lúc: 01/08/2023 18222
Cập nhật lúc: 01/08/2023 18222
Thị lực là khả năng quan sát của mắt nhận thức rõ các chi tiết. Nó giúp ta nhìn thấy ánh sáng và nhận biết đối tượng ở hai điểm gần nhau trên cùng một góc nhìn của thị giác. Bên cạnh đó thị lực cũng là thước đo để kiểm tra khả năng quan sát của mắt và phát hiện mắt tật khúc xạ.
TẬT KHÚC XẠ: CẬN THỊ, LOẠN THỊ, NHƯỢC THỊ
Suy giảm thị lực là tình trạng của mắt khi nhìn ở một mức độ nào đó, gây ra những bệnh về mắt mà không thể khắc phục được bằng phương pháp đeo kính hoặc ở những người có khả năng nhìn kém khi không đeo kính hoặc kính áp tròng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra suy giảm thị lực như:
Đục thuỷ tinh thể: Người bệnh không thể nhìn thấy những đồ vật ở phía trước mắt do thấu kính tinh thể bị đục, tình trạng này diễn ra lâu có thể dẫn tới mất thị lực hoặc mù mắt.
Cận thị: Người bị cận thị thường nhìn thấy các vật ở gần nhưng khó khăn khi quan sát các vật ở xa
Viễn thị: là hiện tượng chỉ nhìn thấy được các vật ở xa và ngược lại khi nhìn các vật ở gần sẽ bị mờ.
Mỏi mắt: Do nhìn quá lâu vào các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi,...Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi cũng khiến cho mắt bị mỏi và giảm thị lực.
Viêm kết mạc: là tình trạng viêm lớp mô mỏng có màu trong suốt nằm trên phần tròng trắng của mắt và lót bên trong mí mắt. Viêm kết mạc bị nhiễm trùng rất dễ lây lan, tuy vậy nó không quá nghiêm trọng và không gây hại cho thị lực nếu bạn phát hiện và điều trị kịp thời.
Có các bệnh lý về mắt như: Tật khúc xạ, chắp - lẹo, viêm loét giác mạc, đục thuỷ tinh thể,... Khi mắc phải những bệnh trên cần đi khám để được kiểm tra, khắc phục và điều trị kịp thời. Nếu không sẽ gây nguy hiểm cho mắt, khả năng bị mù lòa rất cao.
Ngoài ra, suy giảm thị lực còn nhiều bệnh khác ảnh hưởng đến như: tiểu đường, bạch tạng, ung thư mắt...
Bước 1: Đo khúc xạ máy
Bước 2: Đo khúc xạ chủ quan
Bước 3: Đo đường kính đồng tử - Đo đường kính giác mạc
Bước 4: Chụp bản đồ giác mạc
Bước 5: Đo nhãn áp
Bước 6: Đo độ dài mắt và chiều dài khe mi
Bước 7: Chụp OCT đáy mắt
Bước 8: Siêu âm mắt
Bước 9: Đo chiều dài giác mạc bằng sóng siêu âm
Bước 10: Đo khúc xạ khách quan
Bước 11: Bác sĩ sẽ khám và kết luận
Quy trình chỉ mất từ 45 - 60 phút cho quá trình thăm khám hoàn chỉnh
Nên khám mắt định kỳ 6 tháng/1 lần để có thể phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về mắt. Hiện nay Mắt kính bệnh viện Tây Nguyên là bệnh viện mắt trong 5 tỉnh thành Tây Nguyên mổ cận bằng phương pháp lasik. Ngoài khám và điều trị các bệnh về mắt như: Đục thủy tinh thể, Glaucoma, Mộng thịt .… Thì khoa khúc xạ của bệnh viện có đầy đủ các loại mắt kính đẹp hợp thời trang, giá cả tốt nguồn gốc rõ ràng.
Xem thêm bảng giá dịch vụ tại đây
Danh sách thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh Viện Mắt Tây Nguyên
Xem chi tiếtNgày 18/7/2024, Bộ Y tế công bố Bệnh viện mắt Tây Nguyên là Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Xem chi tiết