NHÌN GỈ MẮT MỖI SÁNG ĐỂ XEM BẠN CÓ ĐANG MẮC BỆNH GÌ HAY KHÔNG?
Cập nhật lúc: 03/05/2018 2261
Cập nhật lúc: 03/05/2018 2261
Tình trạng bất thường với gỉ mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo quan trọng về sức khỏe của đôi mắt. Xuất hiện gỉ mắt (ghèn) là hiện tượng tự nhiên ở mỗi người. Một chút khó chịu hay lợn cợn gây ra do gỉ mắt mỗi sáng thức dậy là điều bình thường. Ở nhiệt độ cơ thể người khoẻ mạnh thì gỉ mắt là một chất lỏng nhờn trong suốt. Nhưng khi nhiệt độ giảm xuống thì nó sẽ trở thành chất đặc như sáp. Song nếu gỉ mắt của bạn thay đổi về màu sắc, độ dính hay số lượng thì bạn không nên chủ quan.
Nếu bạn thức giấc với đôi mắt tiết nhiều gỉ khiến mắt bạn có cảm giác lợn cợn khó chịu, hãy cẩn thận vì bạn có thể đang bị viêm bờ mi, một tình trạng viêm mãn tính ở bờ giác mạc của mi mắt do vi khuẩn gây ra. Hoặc không, bạn cũng có thể đang gặp phải triệu chứng dị ứng do mắt bạn tiết ra nhiều nước hơn bình thường, kết dính lại quanh viền bờ mi gây ra gỉ mắt. Một tình trạng khác cũng có thể là nguyên nhân, đó là chứng khô mắt. Tình trạng này làm nước mắt của bạn đặc lại, dẫn đến gỉ mắt xuất hiện nhiều hơn.
ĐỌC THÊM: CÓ NÊN DÙNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ MẮT
Ngoài ra, bệnh chắp mắt cũng có thể là nguyên nhân. Các loại bệnh này đều làm mắt bạn đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc.
Mội đôi mắt liên tục chảy nước có thể là hậu quả của dị ứng hoặc đơn giản chỉ là phản ứng của cơ thể với khí hậu lạnh, song khi bạn chảy nước mắt quá nhiều, hãy nghĩ đến trường hợp mắt bạn đang bị khô. Khi đó, mắt bạn thiếu đi màng nước bảo vệ giác mạc nên trở nên bị kích ứng, và cơ thể của bạn phải phản ứng lại bằng cách tiết ra thật nhiều nước mắt để bù đắp. Khô mắt tuy không quá nguy hiểm, nhưng nó gây nên triệu chứng mắt mệt mỏi, đỏ, rát và làm giảm hiệu suất làm việc.
Một rủi ro thường gặp khi sử dụng kính áp trong là khả năng bị nhiễm trùng. Nếu bạn thấy mình có gỉ mắt khi đeo kính áp tròng, có thể kèm theo triệu chứng đau mắt hoặc ảnh hưởng đến tầm nhìn, thì đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị viêm nhiễm. Vi khuẩn hay nấm là thủ phạm chủ yếu gây ra tình trạng này ở những người dùng kính áp tròng. Việc bạn cần làm ngay lập tức khi để ý thấy những dấu hiệu này là tháo kính ra và đến gặp bác sĩ thay vì tự phỏng đoán rằng không có vấn đề gì.
Khi tuyến lệ của bạn bị tắc, nước mắt sẽ không được dẫn lưu để thoát ra, gây hậu quả là gỉ mắt của bạn trở nên đặc và dính nhớt. Bệnh thường đi kèm triệu chứng mắt bị đỏ và chảy nước mắt, vùng cạnh mũi ngay phía dưới mắt sẽ sưng lên. Mủ có thể chảy vào trong nước mắt. Bệnh thường chỉ xảy ra ở một mắt vào một thời điểm, nhưng có thể tái phát ở mắt bên kia. Lúc này, hãy đắp khăn ấm lên vùng viêm và sử dụng kháng sinh để giảm đi triệu chứng. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ để được chữa trị.
Nếu mắt ra quá nhiều gỉ khiến bạn không nhìn rõ được gì, đừng chần chờ việc đến gặp bác sĩ ngay, bởi đây có thể là dấu hiệu của chứng loét giác mạc. Nguyên nhân chính của chứng loét giác mạc là do nhiễm trùng. Tất cả các triệu chứng của bệnh đều nghiêm trọng và nếu không được xử lý kịp thời thì chúng có thể dẫn đến mù lòa.
Nếu mắt bạn không có triệu chứng gì khác, thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn chưa vệ sinh mắt kỹ càng, khiến mắt bạn phải tiết nhiều gỉ để loại bỏ bụi bẩn bám vào mắt. Việc bạn cần làm là thường xuyên rửa mắt bằng dung dịch nước muối nhỏ mắt và mang kính bảo vệ khi đi ra ngoài. Nếu bạn đã vệ sinh sạch sẽ những tình trạng này vẫn không thuyên giảm hoặc có đi kèm với tình trạng đau rát, đây là dấu hiệu của sự viêm nhiễm và bạn cần đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra tình hình.
Hãy kiểm tra tình trạng gỉ mắt của bạn vào mỗi sáng để có thể theo dõi kịp thời thăm khám và bảo vệ đôi mắt đúng mắt. Đến với Mắt kính bệnh viện Tây Nguyên, ngoài khám và điều trị các bệnh về mắt như: Đục thủy tinh thể, Glaucoma, Mộng thịt .… Thì khoa khúc xạ của bệnh viện có đầy đủ các loại mắt kính đẹp hợp thời trang, giá cả tốt nguồn gốc rõ ràng.
Xem thêm bảng giá dịch vụ tại đây
Ngày 18/7/2024, Bộ Y tế công bố Bệnh viện mắt Tây Nguyên là Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Xem chi tiết